Gỗ MDF là một vật liệu công nghiệp với sự đa dạng, dễ gia công, giá thành hợp lí,ền bỉ… làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến trong xây dựng và nội thất. MDF thường được sử dụng để thay thế cho gỗ tự nhiên trong nhiều trường hợp vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy vật liệu MDF là gì? Có những loại nào và đâu là loại tốt nhất?
1. Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại ván ép bột sợi có đặc tính vừa vặn giữa hai loại ván ép khác là hardboard (ván sợi cứng) và HDF (High Density Fiberboard – ván sợi mật độ cao). Trong tiếng Việt được dịch là ván sợi mật độ trung bình. Tuy nhiên, thuật ngữ MDF thường được sử dụng để chỉ cả ba loại sản phẩm khác nhau thuộc ván ép bột sợi.
MDF thường được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gỗ và sản xuất nội thất vì tính linh hoạt và dễ chế biến của nó. Đây là những vật liệu gỗ được lựa chọn phổ biến để sử dụng trong sản xuất nội thất. Nhằm tạo ra không gian sống hiện đại và sang trọng cho các căn nhà.
2. Có mấy loại gỗ MDF
2.1. Đặc tính vật lý
Gỗ MDF thường
Là loại gỗ được làm từ các sợi gỗ nhỏ thông qua quá trình xử lý và ép chúng lại với nhau. Chất kết dính thường được sử dụng là keo UF (urea formaldehyde), một loại keo phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ. Keo UF giúp liên kết các sợi gỗ với nhau, tạo ra các tấm ván MDF chắc chắn và ổn định.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng keo UF có thể gây ra một số vấn đề về khí thải độc hại nếu không được xử lý đúng cách trong quá trình sản xuất và sử dụng.
Gỗ MDF chống ẩm
MDF chống ẩm, các nhà sản xuất thường sử dụng loại chất kết dính là keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI. Những chất này có khả năng chống thấm nước và ẩm mốc tốt hơn. Ngoài ra, để dễ dàng phân biệt, sản phẩm gỗ MDF chống ẩm thường được thêm vào một lượng nhỏ chất chỉ thị màu xanh.
Các loại gỗ MDF chống ẩm thường có đa dạng độ dày từ 2.5mm đến 22mm để phù hợp với các ứng dụng và yêu cầu cụ thể trong xây dựng và sản xuất nội thất.
Gỗ MDF chống cháy
Gỗ MDF chống cháy thường được sản xuất bằng cách thêm vào các phụ gia như thạch cao, xi măng để cải thiện khả năng chống cháy. Việc thêm các phụ gia này giúp kéo dài thời gian cần thiết cho gỗ cháy. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh ngọn lửa lớn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gỗ MDF này không hoàn toàn không cháy được và không thể thay thế cho các vật liệu như kim loại. Việc sử dụng gỗ MDF chống cháy cần phải đi kèm với các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy khác. Như cài đặt hệ thống báo cháy và xây dựng các lối thoát hiểm.
2.2. Phận loại theo đặc điểm bề mặt phủ
- Lớp phủ Melamine: cấu tạo từ các hợp chất công nghiệp. Kết hợp cùng chất kết dính tạo nên mẫu mã và màu sắc vô cùng đa dạng. Chi tiết đến từng đường vân gỗ.
- Lớp phủ Laminate: cấu tạo từ hợp chất High-pressure laminate (HPL). Hợp chất này có khả năng chịu nước, chịu lửa tốt, với bề mặt sang trọng.
- Lớp phủ veneer: lớp gỗ tự nhiên được dát mỏng và xử lý công nghiệp để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Mang đến vẻ đẹp chân thực của gỗ tự nhiên.
- Lớp phủ Acrylic: hay còn gọi là Mica có đặc trưng về độ sáng bóng và mang đến vẻ đẹp hiện đại cho sản phẩm.
3. Đặc điểm của gỗ MDF
3.1. Cấu tạo của gỗ MDF
MDF thường có thành phần cấu tạo chính từ sợi gỗ (hoặc bột gỗ), chất kết dính và một số thành phần khác như parafin, chất làm cứng và các phụ gia khác. Với tỷ lệ phần trăm các phần: 75% gỗ (hoặc bột gỗ), 11-14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6-10% nước và dưới 1% các thành phần khác.
Trong môi trường có độ ẩm cao, để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm, những nhựa như Melamine hoặc Phenolic cùng với PMDI thường được thêm vào keo. Điều này giúp cải thiện khả năng chống thấm nước và ẩm mốc. Theo các chuyên gia của Mansion, các sợi gỗ trong ván MDF thường được chế biến từ các loại gỗ mềm.
3.2. Ưu điểm của MDF
MDF (Medium Density Fiberboard) có nhiều ưu điểm khi sử dụng trong sản xuất nội thất và xây dựng:
- Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt: Do quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và không chứa các thành phần dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường nên MDF ít bị cong vênh, co ngót hơn so với gỗ tự nhiên và không bị mối mọt.
- Bề mặt phẳng, dễ thi công nội thất: MDF có bề mặt phẳng và mịn màng. Dễ dàng để hoàn thiện với các lớp sơn, veneer, melamine, laminate, giấy dán, và các vật liệu bề mặt khác.
- MDF thường có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Là một lựa chọn kinh tế cho các dự án xây dựng và sản xuất nội thất.
- Dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như Veneer, acrylic, melamine, laminate.
- Gỗ MDF là vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh. Giúp tiết kiệm thời gian cho các dự án xây dựng và sản xuất nội thất.
- Do tính linh hoạt và đa dạng trong việc hoàn thiện, MDF phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất từ hiện đại đến cổ điển.
3.3. Một số hạn chế của loại vật liệu MDF
Khả năng chịu nước hạn chế: Mặc dù có thể được làm chống ẩm bằng cách thêm các phụ gia như Melamine hoặc Phenolic. Nhưng gỗ MDF vẫn không chịu nước tốt như gỗ tự nhiên. Có thể bị phồng nở, biến dạng nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên: Do cấu trúc đồng nhất và không có độ dẻo dai cao như gỗ tự nhiên. Vì vậy việc làm các chi tiết chạm trổ phức tạp trên gỗ MDF thường khó hơn và có thể không cho kết quả tốt như mong đợi.
Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế: Mặc dù có đa dạng về độ dày, nhưng so với gỗ tự nhiên, MDF có giới hạn về độ dày và độ dẻo dai. Ảnh hưởng đến việc sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt.
Độc hại với người sử dụng: Quá trình sản xuất MDF có thể sử dụng các chất hóa học độc hại như formaldehyde. Có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được xử lý và sử dụng đúng cách.
Tùy thuộc vào thành phần và cấu trúc của sản phẩm, gỗ MDF được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Từ đồ nội thất gia đình đến các dự án xây dựng công nghiệp. Như văn phòng, trường học, bệnh viện, phân xưởng…
4. So sánh sự khác nhau giữa gỗ MFC và MDF
Để so sánh gỗ MDF và MFC, bạn cần biết, cả 02 loại gỗ được nhắc đến ở đây đều là gỗ công nghiệp phổ biến. Dưới đây là một số điểm so sánh sự khác biệt giữa 2 loại gỗ này:
Đặc điểm so sánh | Gỗ MDF | Gỗ MFC |
Tên gọi | Có tên tiếng Anh là: Medium Density Fiberboard | Có tên tiếng Anh là: Melamine Face Chipboard |
Màu sắc | Đa dạng màu sắc để lựa chọn. Với hơn 300 màu sắc trong bảng màu mẫu | Có hơn 80 màu sắc khác nhau cho khách hàng lựa chọn |
Cấu tạo | Cấu tạo của ván gỗ MDF gồm: bột sợi từ gỗ, chất keo kết dính, parafin wax, bột độn vô cơ và được phủ lớp chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc ẩm) | Có 2 thành phần chính là cốt ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine phủ bên ngoài. |
Giá thành | Từ 1.700.000 đến 3.500.000 | Từ 1.500.000 đến 3.500.000 |
Đặc tính | Không mùi; Có thể tự phân hủy theo thời gian; Không cong vênh co cụm,… Chịu nước kém, độ cứng thấp | Chống cong vênh, bong tróc, mục ruỗng. Dễ vệ sinh nhờ bề mặt tương đối nhẵn. Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. |
Ứng dụng | Phủ bề mặt bằng các vật liệu như Melamine, Laminate và các loại vật liệu hoàn thiện khác. Ứng dụng trong phòng khách, phòng ngủ | Sản xuất bàn ghế, đồ nội thất trang trí là chủ yếu. |
Gỗ veneer là gì? Đặc điểm và ứng dựng của gỗ veneer trong nội thất
5. Tiêu chuẩn ván MDF và ứng dụng đời sống
5.1. Tiêu chuẩn của ván MDF
Các tổ chức đánh giá và chứng nhận đôi khi thực hiện các kiểm tra. Đảm bảo rằng sản phẩm nội thất ván gỗ MDF đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu. Chứng nhận như CARB (California Air Resources Board) là một trong những điều kiện quan trọng khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường như Mỹ.
- Tiêu chuẩn E2: Các sản phẩm có nồng độ formaldehyde cao. Tập trung ở các nước Trung Phi, Đông Nam Á
- Tiêu chuẩn E1 đến E0: Các sản phẩm có nồng độ thấp hơn E2. Tập trung ở các nước châu Á đang phát triển.
- Tiêu chuẩn Carb P2: Các sản phẩm cao cấp với rất ít formaldehyde. Tập trung ở các nước Mỹ và EU.
Tóm lại, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về nồng độ formaldehyde và chất lượng sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Mang lại sức khỏe của người tiêu dùng và thúc đẩy thị trường ván gỗ MDF bền vững.
5.2. Ứng dụng của ván MDF trong đời sống
MDF phủ bề mặt là một vật liệu linh hoạt và đa dạng. Được sử dụng trong nhiều ứng dụng nội thất khác nhau. Từ đồ gia dụng đến trang trí nội thất.
Sản xuất tủ, kệ, tab đầu giường: Linh hoạt và đa dạng trong thiết kế. Bề mặt phủ có thể được thiết kế để phù hợp với nhiều phong cách và không gian khác nhau.
Sản xuất bàn ghế: Với khả năng chịu lực tốt và khả năng hoàn thiện bề mặt cao. Đó là lựa chọn phổ biến cho nhiều loại bàn ghế trong nội thất.
Làm vách ngăn CNC, tường ngăn: Với khả năng chế tạo các hình dạng phức tạp thông qua công nghệ CNC, MDF phủ bề mặt được sử dụng để làm vách ngăn, tường ngăn trong nội thất.
Làm cửa: Bề mặt phủ có thể được thiết kế để phù hợp với phong cách của cửa. Và cũng cung cấp độ bền và độ ổn định cần thiết cho cửa.
Ốp tường, ốp trần: MDF phủ bề mặt cung cấp một giải pháp đa năng và kinh tế cho việc ốp tường và ốp trần trong nội thất.
Ngoài yếu tố nồng độ formaldehyde, các loại MDF cũng được phân biệt dựa trên tính chất vật lý và ứng dụng. MDF thường thường được sử dụng cho các ứng dụng trong nội thất và xây dựng thông thường. Trong khi MDF lõi xanh chống ẩm. Thích hợp cho các ứng dụng cần độ bền và khả năng chống ẩm cao hơn.
Thiết kế nội thất phong thủy mệnh Hỏa hợp màu gì?
Thi công nội thất căn hộ chung cư chỉ với 300 triệu
Các loại sơn nội thất an toàn và phù hợp với chất liệu gỗ óc chó
Các mẫu nội thất nhà đẹp dẫn đầu xu hướng năm
Cập nhật chi tiết báo giá thiết kế nội thất
Công ty thiết kế nội thất uy tín và những tiêu chí lựa chọn